28/11/11

Con Số Lẻ Thứ 9 - V. FIANKOV


THÔNG TIN SÁCH

Tên tác phẩm: Con số lẻ thứ 9
Tác giả: V. Fiankov
Dịch giả: Xuân Trường, Trần Tiến
Thể loại: Khoa học kỹ thuật
Khổ sách: 13cmX19cm
Số trang: 267
Nhà xuất bản Thanh niên - 2004
Đánh máy: kimdungjay, MrTranK4A, thinhxd, lilypham và 4DHN
Tạo ebook: 4DHN

LỜI NÓI ĐẦU

Có những ngọn núi rất cao tuy không có tên trên bản đồ nhưng không một ngày một giờ nào lại không là mục tiêu chinh phục của con người. Cuộc chiến đó thật gay go, gian khổ, đầy rẫy những sự kiện vui buồn và những chuyện không ngờ. Những ngọn núi đó là những đỉnh cao của khoa học.

Khi leo lên chinh phục các đỉnh cao của khoa học, người ta không phải nghe gió gào thét bên tai, không phải lo bị núi lở tuyết tan đe dọa, nhưng quá trình chinh phục của họ không vì thế mà thiếu những kỳ công của những người leo lên đỉnh Ê-vơ-ret.

Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ kể lại câu chuyện chinh phục một trong những đỉnh cao của khoa học hiện đại - đó là việc chinh phục những lượng vật chất vô cùng nhỏ.

Thật là một cuộc chinh phục khó khăn, nguy hiểm, trong đó các nhà hóa học phải lần mò leo lên những “bậc thềm hiểm trở của những con số lẻ” do chính tay họ đã đục được vào sườn núi “hoa cương rắn chắc” của thế giới xa lạ.

Một phần tỷ gam... một mảnh vật chất nhỏ bé đến mức với kính hiển vi mạnh nhất cũng không nhìn thấy được thì có ích lợi gì? Ấy thế mà trong thực tế hóa học hiện đại luôn luôn phải dùng đến những lượng vật chất nhỏ bé như vậy.

Các nhà bác học không những đã biết cách “cân” được một phần tỷ gam mà còn xác định được đặc tính của những chất nhỏ bé ấy. Họ phải vượt qua biết bao trở ngại do các lý thuyết lỗi thời gây nên để vươn tới đỉnh cao đang bị che khuất sau một “đám mây” dày đặc những điều mâu thuẫu.

Trong quyển sách này, chúng tôi sẽ đề cập đến những hiện tượng, những sự kiện muôn hình muôn vẻ của hóa học, mà trong quá trình “săn đuổi” những lượng vật nhất nhỏ bé, người ta bắt buộc phải đụng chạm đến hàng loạt vấn đề và các ngành khoa học khác nhau.

Ngày nay, nhờ công lao của những người “săn tìm” thế giới vô cùng nhỏ bé và vô hình đó mà chúng ta có được những tiến bộ trong nhiều lĩnh vực rất khác nhau của hóa học như việc tổng hợp những nguyên tố nhân tạo, việc nghiên cứu những chất cực kỳ nguyên chất, việc chế tạo chất bán dẫn, việc chế tạo và sử dụng kim loại hiếm và cực hiếm, có cả những câu chuyện về xuất xứ của những công trình nghiên cứu đó.


V. FIANKOV

Download 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét